Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở?

Mến chào quý khách và bạn đọc đã ghé thăm website Công ty TNHH thiết kế và đầu tư xây dựng Tân Hoàng Phát chúng tôi!

Trải qua thời gian xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều năm qua. Một câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ các gia chủ chính là vấn đề giấy phép xây dựng và thủ tục cấp phép hiện nay diễn ra như thế nào?

Bài viết hôm nay, Tân Hoàng Phát  xin được giải đáp thắc mắc này của quý vị thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như thế nào ?

 

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng (GPXD) là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, có mấy loại giấy phép xây dựng sau:

– Giấy phép xây dựng mới.

Loại giấy phép này được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình. Giấy phép xây dựng được chia ra làm hai loại giấy:

+ Giấy phép xây dựng có thời hạn: Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

+ Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo.

Pháp luật quy định đối với những trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích của công trình, dự án thì người dân sẽ cần phải xin giấy phép. Trong trường hợp thay đổi mặt ngoài của công trình kiến ​​trúc giáp đường làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình, công trình sử dụng thay đổi thì phải xin phép xây dựng.

Các chủ thể sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để nộp cơ quan thẩm quyền để được xem xét đề nghị. Với các hồ sơ hợp lệ thì sẽ được hẹn nhận giấy phép trong vòng 15 ngày với nhà ở riêng lẻ, 30 ngày với công trình khác. Các hồ sơ chưa hợp lệ thì cần phải bổ sung hoặc sửa đổi giấy tờ phù hợp.

– Giấy phép di dời công trình.

Những trường hợp cụ thể mà các chủ thể cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình như sau:

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu đô thị cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong trung tâm của cụm xã cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa – lịch sử cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

2. Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị:

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
  • Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông.
  • Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại…
  • Thiết kế kiến trúc nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định.
  • Ngoài ra, nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố.
  • Trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị.

Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn gồm:

Trường hợp nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

  • Thủ tục và các bước thực hiện:
  • Chuẩn bị hồ sơ:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế nêu trên là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

  • Đối với công trình xây dựng kiến trúc nhà đẹp có tầng hầm, ngoài các tài liệu đã nêu, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
  • Nộp tại UBND cấp Quận, Huyện.
  • Thời hạn giải quyết: thời gian cấp Giấy phép xây dựng là 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và thời gian không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
  • Lệ phí cấp phép xây dựng: do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

 

4.7/5 - (3 bình chọn)

Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở? - CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÂN HOÀNG PHÁT