Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì?

Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì?

Với nhà 2 tầng, giếng trời vừa là giải pháp kỹ thuật giúp cung cấp ánh sáng cho căn nhà thông thoáng hơn vừa là giải pháp giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Lợi ích của giếng trời nhà 2 tầng

– Lấy sáng tự nhiên: Giúp nhà 2 tầng lấy sáng tự nhiên, nhất là những căn có diện tích nhỏ hẹp sẽ tạo cảm giác nới rộng toàn bộ không gian giúp ngôi nhà trông rộng rãi thông thoáng hơn rất nhiều.

– Điều hòa không khí: Giếng trời giúp lấy được luồng gió tự nhiên bên ngoài vào trong, đảm bảo thoáng mát và góp phần giúp sự lưu thông của không khí trong nhà.

– Tiết kiệm điện: Có giếng trời, các không gian trong nhà sáng sủa hơn nhờ ánh sáng bên ngoài, vì thế điện năng sử dụng giảm.

– Tăng tính thẩm mỹ: Khu vực giếng trời thường được bố trí thêm tiểu cảnh, tạo điểm nhấn ấn tượng hơn cho không gian sống.

– Ý nghĩa về mặt phong thủy: Giếng trời trong nhà có tác dụng lớn đối với việc mang lại sự cân bằng sinh khí cho không gian, giúp mang lại tài lộc, sức khỏe… Vì vậy cần phải xem xét bố cục phong thủy kỹ càng trước khi tiến hành thiết kế.

Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì?

Lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà 2 tầng

– Kích thước phù hợp: Giếng trời không nên làm quá to hoặc quá nhỏ, theo tiêu chuẩn xây dựng phải chiếm 10% diện tích nhà ở và phù hợp với tổng thể chung của ngôi nhà. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn tùy thuộc vào chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, hình dáng trên thực tế của ngôi nhà nhưng thường sẽ dao động từ 4 – 6m2. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng.

– Tường giếng trời không nên làm phẳng: Do giếng trời thường tạo tiếng vang, truyền âm thanh rõ nên để đảm bảo sự riêng tư, tường giếng trời cần sử dụng chất liệu gồ ghề, mảng sần, nhám bằng sơn gai,… Hệ thống các khe, ô thoáng đối với giếng trời có mái phải đảm bảo hợp lý, tránh mưa gió lớn, hạn chế tình trạng thấm dột xuống nhà.

– Thiết kế đảm bảo an toàn: Không nên thiết kế khe hở rộng, chiều cao, khoảng cách lan can đảm bảo yếu tố kỹ thuật, an toàn khi sử dụng, nhất là tại thiết kế nhà 2 tầng gia đình có trẻ con, người nhà. Các thiết kế tiếp giáp với giếng trời như hành lang hay cửa sổ cần có lan can, hoa sắt đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,… để che chắn và tăng tính thẩm mỹ.

– Bố trí tiếu cảnh khu vực giếng trời cần hạn chế trang trí vật dễ rơi vỡ, gây tai nạn không đảm bảo an toàn. Tránh trang trí, bài trí giếng trời nhà 2 tầng quá rườm rà và phức tạp gây rối mắt, nên tập trung vào sự nhẹ nhàng, thoáng đãng, đúng với bản chất và vai trò của giếng trời.

Lưu ý vấn đề phong thủy: Giếng trời là một kiến trúc đặc biệt, đón sáng, đón gió, tiếp nhận nguồn năng lượng trực tiếp từ bên ngoài nên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy nhà ở nên cần chú ý trước khi thiết kế. Khu vực giếng trời tốt nhất là nên có cây xanh và yếu tố nước, đặc biệt dạng nước chảy nhẹ nhàng từ trên tường xuống.

Vị trí thích hợp đặt giếng trời nhà 2 tầng

– Giữa nhà: Đây là vị trí quen thuộc nhất khi đặt giếng trời, tại vị trí giữa nhà có thể tiếp giáp với nhiều phòng khác nhau trong mẫu nhà phố 2 tầng. Do ở vị trí trung tâm nên các phòng được điều chỉnh đồng đều về ánh sáng và gió cũng như thu hút tầm nhìn cho người nhìn, tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà.

– Cuối nhà: Giếng trời cuối nhà giúp đón gió, tạo nét đẹp riêng do khu vực này thường bố trí bếp hoặc khu vực trồng cây trang trí cho gia đình.

Rate this post

Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì? - CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÂN HOÀNG PHÁT