Nguyên tắc chọn làm vật liệu tủ bếp
- Vật liệu làm tủ bếp phải có độ chắc chắn, ăn vít tốt
- Phải chống chịu lửa nhiệt tốt
- Phải chống ẩm, tốt nhất phải chống nước
- Không cong, không vênh
Vậy nên chọn loại vật liệu làm tủ bếp nào?
Vật liệu làm tủ bếp có rất nhiều loại, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau sử dụng cho nhiều trường hợp. Dưới đây là những vật liệu làm tủ bếp phổ biến hiện nay:
- Gỗ công nghiệp: MDF lõi xanh, MFC, HDF
- Gỗ tự nhiên: Gỗ xoan đào, Gỗ sồi, Gỗ đỏ, gỗ thanh ghép,…
- Nhựa: nhựa pvc, nhựa picomat, nhựa đài loan
- Inox
Bạn có thể tìm hiểu các ưu điểm gỗ công nghiệp tai đây: Gỗ công nghiệp
=> Lời khuyên chọn vật liệu làm tủ bếp:
- Nếu bạn đang có ý định làm tủ bếp cho căn hộ và muốn tiết kiệm chi phí có thể sử dụng loại vật liệu MDF lõi xanh chống ẩm, với loại vật iệu này tủ bếp có khả năng chống ẩm, độ bền cao, do đặc trưng căn hộ ở trên cao không tiếp xúc mặt đất nên không sợ bị mối mọt làm hại. MDF lõi xanh là loại vật liệu làm tủ bếp tối ưu nhát cho căn hộ.
- Nếu bạn đang có ý định làm tủ bếp cho biệt thự phong cách tân cổ điển hoặc cổ điển thì có thể sử dụng gỗ tự nhiên, vì loại gỗ tự nhiên rất thích hợp làm tủ bếp tân cổ điển khả năng chống cong vênh tốt, tuy nhiên lại không có khả năng chống mối mọt vì thế bạn phải xử lý mối mọt trước khi làm tủ bếp nhé.
- Nếu nhà bạn có điều kiện thì hãy sử dụng loại vật liệu nhựa với khả năng chống mối mọt, chống cháy, chống nước cực kỳ tốt đảm bảo hài lòng về chất lượng, tuy nhiên mức giá sẽ tương đương với gỗ tự nhiên.
Một vài lưu ý khi chọn vật liệu làm tủ bếp
- Kiểm tra kỹ loại gỗ nhà đầu tư cung cấp có đúng chính xác loại mình yêu cầu
- Nguồn gốc loại gỗ: cùng loại những gỗ cũng sẽ có ở nhiều nguồn gốc khác nhau.
- Chế độ bảo hành
- Kinh nghiệm làm tủ bếp gỗ công nghiệp: Quan trọng nhất trong tủ bếp gỗ công nghiệp là phải lựa chọn được bề mặt và lớp cốt gỗ chất lượng.
- Kinh nghiệm làm tủ bếp gỗ tự nhiên: Tủ bếp gỗ tự nhiên thì bản thân gỗ đã rất bền và khuyến khích gia chủ chỉ cần Sơn PU sẽ giúp làm nổi các đường vân gỗ một cách đẹp nhất, sẽ tôn được vẻ đẹp cực kỳ sang của loại tủ bếp này.
Chọn vật liệu đá mặt bếp và kính ốp tường
Đá mặt bếp để làm mặt tủ bếp thường được chọn là đá tự nhiên và đá nhân tạo, mỗi loại đá đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Bạn có thể nhấn và link: Các loại đá mặt bếp phổ biến để xem các loại đá, bảng giá, đặc tính để chọn mặt đá bếp cho tủ bếp của bạn
=> Lời khuyên: Đá mặt bếp của LG là một lựa chọn tốt nếu bạn có điều kiện kinh tế tốt, loại đá của hãng LG đẹp bền tuy nhiên giá cao, nếu bạn muốn sử dụng loại đá thường thì sử udngj loại đá tự nhiên kim sa đen giá rẻ dùng không sợ bị ố vàng, còn một loại đá đó là đá trắng vân mây đây là loại đá được nhiều người thích màu trắng sử dụng khó trầy xướt, không ố vàng giá cũng vừa phải.
Chọn vật liệu ốp tường: Có 3 lựa chọn cho khách hàng đó là gạch ốp tường, kính thông thường và kính cường lực. Đối với gạch thì có rất nhiều lựa chọn về màu sắc hoa văn, kích thước bạn có thể lựa chọn; kính thông thường có mức giá tương đối rẻ dễ dàng lau chùi có thể dùng màu đơn sắc và hoa văn, kính cường lực được ưa chuộng bỏi đặc tính chống lực, chống nhiệt tốt, tuy nhiên giá so với kính thông thường cao hơn.
Chọn mẫu mã, kiểu dáng tủ bếp
Sau khi đã chọn được vật liệu làm tủ bếp, kinh nghiệm làm tủ bếp tiếp theo cần quan tấm đến đó là mẫu mã, kiểu dáng của tủ bếp. Kiểu dáng tủ bếp có chữ L, chữ I, chữ U hoặc song song, mỗi loại kiểu dáng tủ bếp đều có chứa những công dụng khác nhau, kích thước khác nhau.
=> Xác định vị trí đặt tủ bếp để xác định được mẫu mã kiểu dáng và đi đường ống nước, đường điện cho thích hợp.
=> Vì thế bạn cần xác định kiểu dáng chữ L, chữ i hay chữ U, song song rồi bắt đầu đo đạc kích thước chính xác để tránh những sai sót sau khi làm xong phải sửa lại.
Có một lưu ý dành cho bạn: Bạn có thể làm tủ bếp sát trần để cho đẹp hoặc hạn chế bụi bám trên nóc tủ.
Chọn màu sắc tủ bếp
Màu sắc bạn có thể chọn theo sở thích hoặc chọn theo phong cách ngôi nhà, bạn có thể chọn các cánh cửa phủ acrylic hoặc phủ melamine hoặc sơn màu.
Bạn có thể chọn cánh tủ bếp, từ các hãng sản xuất như: An cường, Tuấn Anh, Mộc Phát, LiVas, ALD
Bạn cần lưu ý: mỗi hàng sản xuất sẽ có bảng mã màu khác nhau vì thế hãy chọn kỹ màu theo mã màu mà từng hãng phát ra nhé.
Lời khuyên: Khi đặt cánh từ các hãng này bạn phải chờ từ 10-15 ngày để có cánh để lắp ráp, chính vì thế bạn phải hỏi kỹ thời gian lắp đặt nhé và tất nhiên giá thành được sản xuất từ các hàng cũng sẽ cao hơn so với các xưởng tự sơn màu, bạn cân đo đong đếm lựa chọn tối ưu.
Tính toán kỹ càng bố cục tủ bếp
Sau khi đã chọn được kiểu dáng tủ bếp chữ L, chữ i, chữ U hay song song thì bạn phải xác định kỹ bố cục tủ bếp, khu nào để bếp nấu, khu nào để chậu rửa, xác định có những hộc tủ chứa những gì?
Tốt nhất bạn nên áp dụng quy tắc tam giác vàng giữa khu vực lưu trữ thực phẩm, khu vực sơ chế, khu vực nấu, mỗi khu vực không nên cách quá 2m với nhau.
Bạn đã tính kỹ bố cục các thiết bị tủ bếp bạn định đặt chưa? Nếu chưa thì bạn có thể xem phần dưới hướng dẫn về chọn các phụ kiện tủ bếp để bạn có thể hiểu rõ hơn và đi vào bố cục tủ bếp một cách rõ ràng hơn
Chọn phụ kiện tủ bếp
Phụ kiện tủ bếp không thể thiếu khi bạn sử dụng tủ bếp, phụ kiện tủ bếp giúp bạn lưu trữ các đồ dùng một cách thông minh và gọn gàng ngăn năp hơn đó nhé
Phụ kiện tủ bếp có nhiều loại lắm như:
- Kệ chén dĩa tủ trên
- Kệ chén dĩa, xoong nồi tủ dưới
- Kệ gia vị
- Kệ giao thớt
- Sọt rác
- Thùng gạo
- Kệ đựng nước tẩy rửa
Mỗi loại phụ kiện tủ bếp có chất liệu khác nhau, bạn có thể chọn làm bằng vật liệu inox 201, kim loại sơn tĩnh điện, hoặc là inox 304. Nếu có điều kiện thì hãy chọn inox 304 nhé vì loại này đảm bảo chống gỉ sét, đùng được lâu dài và dễ dàng lau chùi
Mỗi loại phụ kiện tủ bếp bạn cũng cần được họn lựa kích thước phù hợp với bố cục tủ bếp, đối với các kệ chén dĩa xoong nồi có kích thước 600,700,800mm bạn nền chọn kích thước phù hợp.
=> Kinh nghiệm làm tủ bếp chọn phụ kiện: Bạn nên có ít nhất các phụ kiện sau cho tủ bếp của mình: kệ chén dĩa tủ trên, kệ chén dĩa xoong nồi tủ dưới, kệ dao thớt, gia vị với các phụ kiện này bạn đã đủ dùng để sử dụng rồi, nếu có điều kiện bạn có thể sắm các phù kiện khác.
Sau khi đã chọn các phù kiện tủ bếp hãy bố cục lại tủ bếp một lần nữa nhé để chọn vị tí phụ kiện, thiết bị bếp cho phù hợp, tiện lợi và khoa học nhất.
Kinh nghiệm làm tủ bếp – thiết kế lắp đặt tủ bếp
Trong việc làm tủ bếp, không thể thiếu đi kinh nghiệm thiết kế tủ bếp, chọn đơn vị thiết kế thi công tủ bếp. Do tủ bếp có liên quan đến nhiều nghiệp vụ kỹ sư, ngành mộc gỗ, vì thế bạn nên chọn một đơn vị thiết kế thi công chất lượng.
Để làm sao chọn đơn vị thiết kế thi công chất lượng?
Hãy chọn những đơn vị có xưởng sản xuất, có tủ bếp mẫu bạn tham khảo và có những công trình đã làm nhé.
Ngoài ra bạn cần chú ý:
- Vị trí lắp đặt: khi lắp đặt và thiết kế tủ bếp nên đặt tủ bếp ở nơi thoáng đãng, có ánh sáng tốt và tập trung được ánh sáng.
- Ngoài ra lắp đặt tủ bếp nên tránh tối đa nơi thường xuyên tiếp xúc nguồn nước, bị hắt nước như gần bắt sát cửa số, nơi rò rỉ nước.
- Đảm bảo tránh ám mùi và có khả năng điều thoát không khí tốt. Điều này rất quan trọng nên gia chủ phải hết sức chú ý điều này.
Trên đây là những kinh nghiệm làm tủ bếp được Tân Hoàng Phát tổng hợp và rút ra, mong rằng những kinh nghiệm làm tủ bếp trên sẽ giúp bạn có được tủ bếp đẹp nhất và phù hợp nhất với bạn