Gỗ Công nghiệp phủ Veneer

Gỗ công nghiệp phủ Veneer được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế nội thất, trang trí nhà cửa. Tuy nhiên nhiều người gặp khó khăn trước câu hỏi gỗ công nghiệp Veneer là gì?

Thiết kế nội thất nhà đẹp với gỗ công nghiệp phủ Veneer là xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay. Bởi vẻ đẹp hiện đại, màu sắc nhẹ nhàng, cuốn hút chẳng thua kém gì nội thất gỗ tự nhiên, giá lại phù hợp với mức ngân sách của nhiều gia đình.

Sử dụng nội thất gỗ Veneer giúp cho căn phòng có chiều sâu, tạo cảm giác ấm cúng. Vậy gỗ công nghiệp Veneer là gì, ứng dụng như thế nào trong thiết kế nội thất. Hãy cùng Tân Hoàng Phát tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

1. Gỗ công nghiệp Veneer là gì?

Gỗ công nghiệp Veneer được tạo thành từ cốt gỗ công nghiệp và bề mặt gỗ Veneer.

Bề mặt gỗ Veneer chính là bề mặt gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Kích thước chỉ dày 1Rem đến 2ly. Chiều rộng tùy theo loại gỗ, trung bình khoảng 180mm đến 240mm. Sau khi được qua khâu phơi và sấy khô để sẵn sàng sản xuất nội thất.

2. Cách tạo ra gỗ công nghiệp phủ Veneer

Nếu như bạn đã từng tham khảo qua bài viết các loại gỗ công nghiệp. Chắc hẳn quý vị sẽ một phần nào hiểu được gỗ công nghiệp Veneer được sản xuất như thế nào.

+ Sau khi bề mặt veneer được lạng mỏng từ cây gỗ được phơi và sấy khô sẽ được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau để làm ra các sản phẩm nội thất:

  •         Gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer
  •         Gỗ công nghiệp MDF phủ Veneer
  •         Gỗ công nghiệp MFC phủ Veneer

+ Các ván gỗ thường là HDF, MDF, MFC được tráng keo trên bề mặt

+ Nối từng tấm veneer lại theo quy cách thường là 1200x2400mm bằng keo. Sau đó dán tấm Veneer lên bề mặt cốt gỗ đã phủ keo.

+ Tiếp theo là sử dụng máy ép nguội hoặc ép nóng để ép tấm trên đến khi dính và phẳng bề mặt.

+ Bước cuối là sử dụng máy chà nhám để bề mặt gỗ Veneer láng đẹp.

3. Ưu nhược điểm gỗ công nghiệp Veneer

Theo đánh giá của các chuyên gia gỗ công nghiệp phủ Veneer là chất liệu có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với gỗ công nghiệp Laminate, gỗ công nghiệp Acrylic…

Ưu điểm của gỗ Veneer

  •         Bề mặt gỗ Veneer dễ thi công, có chi phí thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
  •         Gỗ công nghiệp dán Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống mối mọt, chống cong vênh. Vì bề mặt được lạng từ gỗ tự nhiên nên nội thất gỗ công nghiệp Veneer có vân gỗ tinh tế, bền màu theo thời gian. Hơn nữa gỗ còn có ưu điểm là có thể ghép vân gỗ dọc, chéo tùy theo sở thích của gia chủ, và theo chủ ý của nhà thiết kế.
  •         Gỗ phủ veneer có thể tạo ra những đường cong như mong muốn nhà sản xuất. Chính vì thế Cửa gỗ công nghiệp dán Veneer rất phổ biến với nhiều mẫu mã, màu sắc.

Nhược điểm gỗ Veneer

Gỗ veneer được lạng mỏng từ các thân gỗ tự nhiên, chính vì thế bề mặt rất mỏng. Ngược lại với ưu điểm dễ uống cong, sáng bóng thì gỗ công nghiệp dán Veneer có nhược điểm là chịu nước kém, dễ trầy xước. Chính vì thế nội thất gỗ công nghiệp phủ Veneer chủ yếu được lắp đặt ở những nơi khô ráo, không tiếp xúc với nước.

4. Các loại gỗ công nghiệp phủ Veneer

Gỗ công nghiệp dán Veneer có nhiều loại, thế nhưng được sử dụng chủ yếu gồm các loại sau:

  • 4.1 Gỗ công nghiệp Veneer Sồi

Gỗ veneer sồi được tạo ra từ cốt gỗ công nghiệp và bề mặt là gỗ sồi được lạng mỏng và sấy khô.

Cốt gỗ phủ Veneer sồi có vân gỗ rất đẹp, tự nhiên. Nếu kết hợp sử dụng cốt gỗ chống ẩm, đảm bảo chất lượng bền đẹp lâu dài, chất lượng không thua kém gỗ sồi tự nhiên.

  • 4.2 Gỗ Veneer óc chó

Gỗ veneer óc chó là gì? Đây là loại gỗ có chất lượng hoàn hảo. Gỗ óc chó chủ yếu được nhập khẩu từ Bắc Mỹ. Nếu như làm nội thất gỗ tự nhiên óc chó thì rất tốn kém. Chính vì thế để đáp ứng cho nhu cầu sở thích và mức ngân sách, Mộc Minh Đức luôn đưa ra phương án lựa chọn gỗ dán veneer óc chó cho các gia chủ.

  • 4.3 Gỗ Veneer tần bì

Là một trong 3 loại gỗ veneer phổ biến nhất, gỗ veneer tần bì có độ mềm, độ co giãn theo thời tiết. Dễ dàng thi công lắp đặt. Loại gỗ này chủ yếu được sử dụng để làm cửa, khuôn, và các đồ nội thất trong nhà.

  • 4.4 Gỗ Veneer Xoan đào

Gỗ veneer xoan đào là gì? Cũng giống như cách cấu tạo của gỗ dán veneer, gỗ veneer xoan có bề mặt gỗ veneer tự nhiên được lạng mỏng phơi và sấy khô dán lên trên tấm ván cốt gỗ.

5. Ứng dụng gỗ công nghiệp Veneer trong thiết kế nội thất

Gỗ công nghiệp Veneer được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế nội thất, trang trí nhà đẹp.

Thiết kế thi công nội thất trọn gói:

Công ty TNHH thiết kế đầu tư xây dựng Tân Hoàng Phát

Hotline: 0969002382

Web:https://kientructhp.vn/

Rate this post

Gỗ Công nghiệp phủ Veneer - CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÂN HOÀNG PHÁT