Hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi đúng chuẩn
Để thi công hồ cá Koi chuẩn yêu cầu và chất lượng đòi hỏi quy trình thực hiện khá dài. Theo đó chi tiết hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi hoàn chỉnh gói gọn trong các bước chính sau đây. Chỉ cần áp dụng đúng chuẩn những bước thực hiện sau thì bạn sẽ kiến tạo nên được sản phẩm như ý:
Bước 1: Lên bản vẽ thiết kế hồ cá Koi
Đầu tiên để thực hiện xây dựng hồ cá bạn cần phải tiến hành lên bản vẽ thiết kế. Đây là điều bạn không được bỏ qua cho mình. Bởi có bản vẽ thì việc thi công hồ cá Koi mới đúng chuẩn chi tiết. Hạn chế tối đa những sai sót xảy ra. Theo đó bản vẽ thiết kế này phải thể hiện được rõ nét từng chi tiết gồm:
- Kiểu dáng
- Chiều sâu lòng hồ
- Hệ thống lọc
- Có non bộ hay không?
- Xung quanh hồ bố trí như thế nào?
- …
Bước 2: Xử lý mặt bằng
Sau khi lên bản vẽ xong xuôi bạn cần xử lý mặt bằng. Trong đó mặt bằng phải đảm bảo sao cho sạch sẽ, bằng phẳng để việc thi công trở nên dễ dàng hơn. Về cơ bản công đoạn xử lý không tốn kém quá nhiều thời gian.
Bước 3: Đào hồ cá
Sau khi hoàn thành bước 2 hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi bạn tiến hành huy động lực lượng công nhân đào hồ cá. Đó là dùng cuốc, xẻng để tạo phần miệng hố. Sau đó định hình hồ đúng chuẩn kích thước và dùng máy múc để múc đất đào hồ. Nhìn chung kích thước hoàn hảo phong thủy cho hồ cá cần đào là:
- Chiều dài tối thiểu: 2m
- Chiều rộng tối thiểu: 0.8m đến 1m
- Chiều sâu tối thiểu: 0.6m đến 1.6m
Sau khi đào đất xong xuôi thì bạn hãy dùng cuốc, xẻng và xà beng sửa lần nữa cho hồ cá đẹp mắt. Đó là chỉnh sửa cẩn thận góc cạnh hồ cá và tạo độ bằng phẳng đất đai trong hồ.
Bước 4: Đi hệ thống ống lọc đáy hồ
Hệ thống ống lọc không khác gì “lá phổi” quyết định tới sự sống cho cá Koi. Do đó hệ thống ốc lọc cần được đi đúng chuẩn và tích hợp đầy đủ nhất. Ngay sau khi đào xong thì hãy đặt luôn hệ thống ốc lọc vào hồ. Bạn nhớ tính toán cẩn thận cho hệ thống ốc lọc được cân xứng, đảm bảo nhất.
Bước 5: Đổ đế
Bước 5 trong hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi chính là đổ đế. Lòng hồ lúc này bạn hãy đem đặt sắt thép để tạo khung vững chắc cho đáy hồ. Sắt thép sử dụng có thể tương tự như sử dụng xây dựng nhà cửa. Một khi sử dụng lớp sắt cố định thì xi măng sẽ bám chắc chắn hơn. Tình trạng bị xuống cấp hồ sẽ được giảm thiểu.
Sau khi bố trí xong bạn đổ thêm một lớp bê tông lên toàn bộ phần lòng đáy. Và bạn cũng tráng luôn xung quanh viền hồ nhé. Lớp xi măng lúc đổ xuống bạn nhớ chát và đánh bóng tỉ mỉ, cẩn thận để mặt sàn mịn màng, đều bằng nhau. Nếu chi phí bạn dư dả có thể sử dụng công nghệ cao để giúp bề mặt kín hơn.
Bước 6: Đổ thành
Thành hồ bạn cần xây dựng bằng xi măng và gạch. Thành hồ xây với độ cao hợp lý. Trên bề mặt thành nên xây tỷ lệ tốt nhất cách nền đất khoảng chừng 15cm đến 25cm. Như vậy sẽ giúp cho hồ cá được đảm bảo không bị nước mưa chảy xuống.
Một khi hoàn thành xong xuôi thành hồ, bạn nên tiến hành bố trí chống thấm cho hồ cá luôn. Có rất nhiều phương án chống thấm cho hồ cá hiệu quả. Tùy vào tài chính của bản thân mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn theo hình thức nào. Và các hình thức chống thấm tiêu biểu là:
- Sử dụng bạt chống thấm
- Sử dụng Sika chống thấm
- Sử dụng sơn chống thấm
- Sử dụng màng tự dính
- Sử dụng màng khò chống thấm
- ….
Bước 7: Tạo bối cảnh cho hồ cá
Sau khi hoàn thành xong bước 6 thì sẽ đến lúc tạo bối cảnh quanh hồ. Tốt nhất bạn xây dựng, xung quanh thành hồ bạn nên đặt thêm một số tảng đá lớn. Như vậy sẽ giúp cho hồ nâng cao tính thẩm mỹ hơn. Trong đó đá sử dụng nên chọn loại đá mồ côi to, chắc nặng và ếp các hòn đá nhỏ xung quanh. Quanh hồ cũng nên bố trí thêm các cây trang trí, ít rụng lá để đảm bảo độ sạch cho hồ.
Đặc biệt hồ cá Koi nên kết hợp với núi hay thác nước non bộ tạo thẩm mỹ và nâng cao phong thủy. Khi làm bạn nhớ tính toán kỹ độ cao núi sao cho phù hợp với mặt hồ. Hệ thống thác nước chảy từ trên cao xuống cụ thể ra sao? Bởi vì thác nước tuần hoàn như dòng chảy tăng lượng oxy cho cá Koi sinh sống khỏe mạnh.
Bước 8: Lắp hệ thống điện, bơm, lọc
Đây là bước cũng quan trọng không kém trong hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi. Theo đó hệ thống điện, bơm, lọc phải được xem xét cẩn thận vị trí lắp đặt sao cho đạt chuẩn và có sự hoàn thiện cao. Bạn có thể đầu tư hệ thống lọc kiểu truyền thống. Hai là bạn có thể sử dụng hệ thống lọc hiện đại công nghệ cao giúp chất lượng lọc hồ được nâng cấp đảm bảo cho cá được khỏe mạnh.
Bước 9: Thả nước và làm sạch môi trường nước
Khi đã hoàn thành xong hồ thì bạn hãy bơm nước vào hồ. Theo đó nước thả vào hồ nếu là hồ ngoài trời thì mực nước tối thiểu là 60cm. Chất lượng nước trong, không tảo, độ pH từ 7 đến 7.5 là được.
Sau đó cho dung dịch thuốc tím sát khuẩn chuyên dụng vào hồ cá. Trước khi thả cá vào bạn thả một số loại vi sinh để làm sạch hồ. Đồng thời cân bằng độ pH của hồ. Theo đó vi sinh nuôi nên kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày là được.
Bước 10: Thả cá vào hồ
Vậy là bạn đã hoàn thành xong hướng dẫn cách thi công hồ cá Koi rồi. Sau khoảng 10 ngày nuôi vi sinh thì bạn có thể thả cá. Hồ mới xây tốt nhất nên thả cá size nhỏ trước. Một khi thấy cá khỏe mạnh thì mới thả cá Koi size lớn vào. Lưu ý trước khi thả cá vào hồ thì bạn hãy:
- Cho cá nhịn ăn trước 5 đến 7 ngày
- Để nguyên cả túi cá xuống hồ từ 30 tới 60 phút
- Cách ly cá khoảng 15 đến 30 ngày khi thả cá size lớn.