Vật liệu nội thất

Vật liệu nội thất là tổng thể các loại vật liệu được sử dụng để tạo nên không gian nội thất. Nó là yếu tố quyết định đến chất lượng và tính thẩm mỹ của một công trình nội thất nhà ở.

Trong thiết kế nội thất, các nhà thiết kế phải cẩn thận chọn lựa các vật liệu thiết kế nội thất. Xem xét một số yếu tố như độ bền, ngân sách, sự thoải mái, an toàn và tính linh hoạt.

 

Vì vậy để có một mẫu thiết kế nội thất đẹp, anh/chị cần lựa chọn các vật liệu thiết kế nội thất thật kỹ lưỡng. Bởi nếu lựa chọn sai loại vật liệu nội thất sẽ ảnh hưởng đến kết cấu công trình và tính thẩm mỹ ngôi nhà.

10 loại vật liệu nội thất phổ biến

1. Gạch xơ mướp – Vật liệu mới trong nội thất.

Ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đề cao trong mọi lĩnh vực. Việc tìm ra những sản phẩm và giải pháp nhằm tối ưu với môi trường luôn là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm.

Ngay trong thiết kế nội thất cũng vậy, những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường luôn được ưu tiên hàng đầu. Trong đó gạch xơ mướp được xem là một trong những giải pháp tuyệt vời cho ngôi nhà của anh/chị. Hãy cùng Tân Hoàng Phát tìm hiểu về loại gạch này nhé!

1.1. Ưu điểm của gạch xơ mướp.

                                            Xơ mướp làm từ thiên nhiên trong nội thất

Gạch xơ mướp được xem là một trong những vật liệu nội thất thân thiện với sức khỏe người dùng và môi trường. Nó được xem là giải pháp thay thế hoàn hảo với các vật liệu gây hại cho môi trường như nhựa,…

Với đặc tính kháng khuẩn, kết cấu sợi đan xen tự nhiên, bền chắc, xơ mướp thích hợp để làm ra rất nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống hằng ngày. Cũng như được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất.

Kết cấu xơ mướp kết hợp với than củi, đất và xi măng tạo nên gạch xơ mướp thay thế tốt cho bê tông. Loại gạch thân thiện môi trường này có thể làm giảm tới 90% lượng cốt liệu thô được sử dụng so với bê tông tiêu chuẩn. Đây được xem là một lợi thế quan trọng trong bối cảnh cát, đá,… ngày càng khan hiếm.

Trong gạch xơ mướp thành phần xơ mướp với độ xốp cao hơn bê tông tiêu chuẩn gấp 20 lần nhờ các lỗ thông khí có tự nhiên có trong xơ mướp. Các “túi khí” này có khả năng giữ nước và làm giảm nhiệt độ của gạch và do đó làm nội thất ngôi nhà của anh/chị trở nên mát mẻ hơn.

Đặc biệt hơn, thành phần than có trong gạch còn có khả năng làm sạch không khí hiệu quả. Giúp giữ cho ngôi nhà của anh/chị luôn được thông thoáng.

Sử dụng gạch xơ mướp làm vật liệu nội thất sẽ tạo sợi dây liên kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên. Điều này cubgx có tác động không ít đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của chúng ta trong bảo vệ môi trường.

Có thể nói rằng gạch xơ mướp đã mang đến một lựa chọn xanh trong bối cảnh gạch nung truyền thống đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.

                                     Xơ mướp làm vật liệu nội thất

1.2. Hạn chế của gạch xơ mướp.

Theo các chuyên gia, gạch xơ mướp vẫn chưa thể phát triển thương mại một cách rộng rãi vì nguồn cung chưa ổn định và tính bền của vật liệu nội thất này vẫn còn là một hạn chế so với điều kiện khí hậu và thị trường Việt Nam.

1.3. Ứng dụng của gạch xơ mướp.

Trong thiết kế nội thất, gạch xơ mướp được xem là giải pháp thay thế cho gạch men truyền thống. Anh/chị có thể dùng nó làm vật liệu ốp tường hoặc ốp sàn.

2. Gạch sợi gỗ – Vật liệu nội thất an toàn với môi trường.

Khi nhắc đến vật liệu nội thất an toàn và thân thiện với môi trường không thể không nhắc đến gạch sợi gỗ.

                                            Gạch sợi gỗ dành cho nội thất nhà ở

2.1. Ưu điểm của gạch sợi gỗ.

Thành phần cấu tạo của vật liệu này đó là sợi gỗ, xi măng và nước. Có thể nói đây là một loại gạch ốp rất độc đáo với nhiều ưu điểm siêu việt, đó là:

Tuy được sản xuất từ gỗ nhưng đây là sản phẩm mang tính sinh thái vì nó có thể tái chế và có thể tận dụng những miếng gỗ thừa để lấy sợi. Chính vì vậy, gạch sợi gỗ được xem là vật liệu xanh góp phần không nhỏ trong bảo vệ trái đất của chúng ta.

Gạch sợi gỗ được đánh giá cao về khả năng điều tiết độ ẩm. Vật liệu nội thất thậm chí còn có khả năng làm giảm độ ẩm hoặc bốc hơi độ giữ cho không khí xung quanh thoáng mát hơn. Điều này rất có lợi với sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Đây được xem là vật liệu có khả năng hấp thụ khí nóng từ không khí xung quanh và phát ra khi nhiệt độ không khí giảm. Điều này góp phần giảm chi phí năng lượng, tác động môi trường, làm khí hậu ổn định. Tạo cảm giác thoải mái cho anh/chị.

Với thành phần cấu tạo đặc biệt gạch sợi gỗ còn có khả năng hấp thụ âm thanh và giảm tiếng ồn hiệu quả. Bề mặt cấu tạo của vật liệu nội thất này còn có thể đối phó với bụi tốt.

Đây cũng được xem là vật liệu nội thất có khả năng chống cháy hiệu quả. Điều này góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo sự an toàn của anh/chị khi trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

Ngoài những ưu điểm nổi trội trên, gạch sợi gỗ còn được nhiều kiến trúc sư đánh giá cao về tính thẩm mỹ.

                               Gạch sợi gỗ thường được sử dụng rộng rãi

2.2. Nhược điểm của gạch sợi gỗ.

Hạn chế lớn nhất của gạch sợi gỗ đó chính là giá thành khá cao. Hơn nữa khả năng chịu lực của gạch sợi gỗ còn nhiều hạn chế.

2.3. Ứng dụng của gạch sợi gỗ.

Với đa dạng hình dáng và màu sắc, gạch sợi gỗ được ứng dụng trở thành vật liệu ốp tường đẹp trong thiết kế nội thất. Các kiến trúc sư có thể thỏa sức sáng tạo để mang lại những mảng tường với nhiều kiểu ghép phong phú.

Điều này giúp mang lại cho anh/chị một không gian sống đầy ấn tượng.

3. Gỗ tự nhiên – Vật liệu mang cảm giác tinh tế và đẳng cấp.

Gỗ tự nhiên luôn là vật liệu trang trí nội thất nhà ở được nhiều gia đình Việt và các kiến trúc sư ưa chuộng trong các dự án nội thất. Gỗ tự nhiên với những đường vân gỗ mềm mại và độc nhất mang đến cho anh/chị một không gian sang trọng và ấm áp.

Thật không khó để nhận ra rằng gỗ tự nhiên là vật liệu nội thất chiếm được nhiều cảm tình của nhiều anh/chị nhất. Hãy cùng Tân Hoàng Phát tìm hiểu về những ưu điểm nổi bật của vật liệu nội thất này nhé!

3.1. Ưu điểm của gỗ tự nhiên.

Gỗ tự nhiên với các vân gỗ độc nhất và đẹp mắt mang đến cho anh/chị một không gian tinh tế và đẳng cấp.

  • Gỗ tự nhiên được biết đến là loại vật liệu nội thất với độ bền và cứng cáp nên luôn giữ cho chất lượng công trình nhà ở được vững bền với thời gian. Mà không lo chúng bị ăn mòn hay hỏng hóc trong môi trường ẩm ướt.
  • Gỗ có độ dẻo và liên kết chắc chắn nên có khả năng chịu va đập và dễ uốn nắn trong quá trình tạo hình. Giúp anh/chị có thể điêu khắc và tạo hình thành nhiều kiểu dáng, hoa văn khác nhau, điều mà gỗ công nghiệp không bao giờ làm được.
  • Gỗ tự nhiên có độ bên cao khi tiếp xúc trực tiếp với nước, các sản phẩm được chế tác từ gỗ tự nhiên không thấm nước. Không bị giãn nở, cong vênh hay biến dạng khi tiếp xúc trực tiếp với nước.

Tất nhiên để được như vậy, gỗ tự nhiên phải trải qua quá trình tẩm sấy kỹ lưỡng.

Gỗ là một trong số ít vật liệu nội thất từ tự nhiên, có thể tái tạo. Vì là vật liệu hoàn thiện nội thất có nguồn gốc tự nhiên nên gỗ tự nhiên không độc hại, an toàn khi xử lý và chạm vào. Nó hoàn toàn thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

Gỗ tự nhiên là một vật liệu cách nhiệt, tạo ra một rào cản giữa nhiệt và lạnh. Vì vậy, khi sử dụng gỗ tự nhiên làm vật liệu hoàn thiện nội thất anh/chị sẽ cảm nhận được sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Một ưu điểm vượt trội khác của gỗ tự nhiên đó chính là khả năng chống cháy. Điều này, anh/chị nghe có vẻ vô lý nhưng nó hoàn toàn đúng và được khoa học chứng minh.

Gỗ tự nhiên là vật liệu dễ cháy nhưng cháy chậm, có thể đoán trước và đo lường được. Điều này có nghĩa là gỗ thực sự hoạt động mạnh mẽ trong các trường hợp hỏa hoạn, khi so sánh với các vật liệu nội thất khác.

3.2. Hạn chế của gỗ tự nhiên. 

Gỗ tự nhiên có những ưu điểm vượt trội là thế nhưng loại vật liệu trang trí nội thất này cũng không tránh khỏi những hạn chế như sau:

Một trong những những hạn chế lớn nhất đó chính là sự khan hiếm về gỗ, điều này dẫn đến giá thành của loại vật liệu nội thất này khá cao. Đặc biệt gỗ tự nhiên cần đòi hỏi chế tác thủ công, điều này càng khiến giá thành này càng cao.

Nếu gỗ tự nhiên nếu không được tẩm sấy kỹ lưỡng sẽ dẫn đến tình trang cong vênh và nứt nẻ.

Gỗ tự nhiên nổi bật với những vân gỗ mềm mại và độc nhất. Vì vậy anh/chị sẽ không thể nào kiếm được những vân gỗ giống nhau. Nếu anh/chị muốn lựa chọn vân gỗ ưng ý nên đến tận công ty để chọn chứ không nên lựa chọn qua catalog.

Ngoài ra, gỗ tự nhiên có thể tái tạo mà không gây hại cho môi trường. Nhưng thời gian tái tạo ngày rất lâu chính vì thế chất liệu này càng khan hiếm.

3.3. Ứng dụng của gỗ tự nhiên trong nội thất.

Với những ưu điểm ưu Việt gỗ tự nhiên là loại vật liệu nội thất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục, không gian từ phòng khách, phòng ngủ đến phòng bếp.

Gỗ tự nhiên với đa dạng chủng loại từ gỗ xoan đào, sồi, lim, trắc… ngoài dùng để đóng bàn, ghế, tủ, giường… Thì anh/chị có thể ứng dụng chúng trở thành vật liệu lót sàn, ốp tường hay ốp trần. Một không gian được bao trùm bằng gỗ, không chỉ mang đến một không gian vô cùng sang trọng và thanh lịch.

4. Gỗ công nghiệp – Vật liệu nội thất thường được sử dụng rộng rãi.

Trong những năm gần đây, gỗ công nghiệp được xem là vật liệu hoàn thiện nội thất được nhiều kiến trúc sư cũng như gia đình Việt ưa chuộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem loại vật liệu nội thất này có gì đặc biệt mà lại được nhiều gia đình ưa chuộng đến vậy nhé!

4.1. Ưu điểm của gỗ công nghiệp.

Gỗ công nghiệp được sản xuất theo công nghệ hiện đại và tiên tiến nên có những ưu điểm vượt trội nên được xem là sự thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên. Loại vật liệu nội thất đang ngày càng khan hiếm và mất rất nhiều thời gian để tái tạo.

Gỗ công nghiệp là vật liệu hoàn thiện nội thất không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với những dự án nội thất mang phong cách hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Thời gian thi công gỗ nghiệp tiết kiệm thời gian thi công hơn so với  gỗ tự nhiên. Nó có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán. Không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…

Gỗ công nghiệp nhẹ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên quá trình vận chuyển, thi công cũng đơn giản, nhanh chóng hơn. Đặc biệt, ngôi nhà của anh/chị sẽ không phải chịu lực tải quá lớn và không lo nó ảnh hướng đến kết cấu công trình.

Lựa chọn vật liệu nội thất từ gỗ công nghiệp chất lượng cao đảm bảo cho độ bền sản phẩm lên đến 10 – 20 năm. Gỗ công nghiệp có nhiều lựa chọn về màu sắc, mẫu mã thiết kế, vân gỗ khác nhau. Giúp anh/chị có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với gu thẩm mỹ cũng như phong cách chủ đạo của ngôi nhà.

Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn được xem là vật liệu trang trí nội thất có trọng lượng nhẹ. Được thiết kế thông minh giúp cho việc lắp đặt, tháo dỡ nhanh chóng mà không gây hư tổn lên trần nhà, sàn nhà hay tường nhà.

Vì gỗ công nghiệp được sản xuất đại trà nên có giá thành phải chăng hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Ngoài giá thành đa dạng thì gỗ công nghiệp còn đa dạng về chủng loại như MFC, MDF, HDF, HRM, Plywood,… Mỗi loại đều có những ưu điểm nhất định.

4.2. Hạn chế của gỗ công nghiệp.

Ngoài những ưu điểm siêu Việt thì gỗ công nghiệp cũng có những hạn chế nhất định. Gỗ công nghiệp là vật liệu nội thất có khả năng hút nước. Nên sơn bề mặt gỗ phải được đảm bảo, sơn từ 4 lớp đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ.

Nếu sơn không đảm bảo thì khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ, làm tấm gỗ công nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được.

Một hạn chế khác của loại vật liệu nội thất này đó chính là khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.

Do đặc điểm cơ lý và sự liên kết của gỗ mà không thể sản xuất được các chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên.

Hơn thế nữa, nhiều chuyên gia y tế còn cho rằng gỗ công nghiệp có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của anh/chị. Vì trong quá trình sản xuất gỗ công nghiệp, nhà sản xuất bắt buộc phải dùng đến một loại keo dán gỗ để tạo liên kết bền chặt cho ván gỗ.

Thành phần của loại keo này có chứa chất formaldehyde là một chất hóa học rất nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch  cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi,…

Vì vậy các chuyên gia trên thế giới đã đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng vô cùng khắt khe như E1, E2, E0, super E0, EPA, JIS,… Các tiêu chuẩn này đảm bảo hàm lượng formaldehyde thấp ở mức an toàn cho sức khỏe.

4.3. Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong nội thất.

Giống như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp được xem là vật liệu nội thất được ứng dụng trong đa dạng không gian. Anh/chị có thể dùng nó để lót sàn, ốp tường cũng có thể dùng nó làm vật liệu làm trần nhà đẹp.

Ngoài ra, các dụng nội thất được làm từ gỗ công nghiệp như giường, tủ quần áo, tủ bếp, bàn ghế,… là một trong những món đồ nội thất được nhiều anh/chị ưa chuộng.

5. Đá – Vật liệu nội thất sang trọng và ấn tượng.

Từ lâu đá đã trở thành một vật liệu trang trí nội thất được nhiều gia đình Việt ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội.

5.1. Ưu điểm của đá.

Trong các vật liệu thiết kế nội thất thì đá được xem là một trong những vật liệu có độ bền cao nhất. Đá có khả năng chống va đập mạnh và chịu được lực lớn.

Hơn nữa đá còn có khả năng chống mài mòn và độ cứng cực tốt nên được xem là một trong những vật liệu nội thất được sử dụng nhiều nhất.

Đá với những vân đá mềm mại và đẹp mắt giúp cho không gian ngôi nhà trở nên sang trọng và cuốn hút hơn. Kết hợp với bề mặt sáng bóng, giúp cho anh/chị dễ dàng hơn trong việc vệ sinh.

Ngoài ra, vật liệu đá có đa dạng về hoa văn, màu sắc từ đá granite, đá cẩm thạch, đá Solid Surface, đá vôi, đá thạch anh,… Mang đến cho anh/chị nhiều sự lựa chọn.

Đặc biệt với khả năng chịu nhiệt cực tốt, sử dụng đá sẽ hạn chế những nguy hiểm về cháy nổ xảy ra.

5.2. Hạn chế của vật liệu đá.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, sử dụng các loại đá nội thất cũng có những điểm trừ cần chú ý.

Sau thời gian dùng lâu dài, đá đã bị tác động bởi môi trường bên ngoài và bị biến đổi màu sắc thêm vào đó là các vết trầy xước,…

Tuy là vật liệu cứng nhưng đá còn có nhược điểm là hay bị thấm nước và dễ để lại vết ố bẩn trong quá trình sinh hoạt. Thêm nữa vì là vật liệu thiết kế nội thất có sức nặng nên đá dễ ảnh hưởng đến độ chịu lực của ngôi nhà.

5.3. Ứng dụng của đá cho không gian nội thất. 

Trong thiết kế nội thất, vật liệu đá được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Ở mỗi một công trình thiết kế và thi công nội thất nhà ở, vật liệu đá giống như người bạn thân thiết luôn đồng hành tạo nên không gian sống hiện đại, sang trọng và cuốn hút.

Nhiều anh/chị đã dần dùng đá để thay thế cho các vật liệu lát sàn như gạch men, xi măng, gỗ. Đá cũng được ứng dụng thành vật liệu ốp tường, ốp bếp,…

6. Gạch men – vật liệu nội thất phổ biến tiết kiệm chi phí.

Với nhiều gia đình Việt thì gạch men vốn là người bạn tốt đồng hành trong quá trình kiến tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho tổ ấm của mình. Chính vì thế mà không khó hiểu tại sao đây lại là vật liệu nội thất được nhiều anh/chị tin chọn nhất.

6.1. Ưu điểm của gạch men. 

Gạch men có bề mặt trơn bóng, có độ tương phản với ánh đèn, tạo hiệu ứng ánh sáng rất tốt nên tạo cảm giác sang trọng, tinh tế cho không gian. Chính nhờ có độ nhẵn và trơn nên gạch men khó bị bám bẩn, dễ dàng vệ sinh.

Gạch men có khả năng chịu va đập với khả năng chống thấm tốt.

Ngoài ra gạch còn có màu sắc linh hoạt bắt kịp những xu hướng phối màu gạch ốp lát thịnh hành nhất ngày nay. Do đó anh/chị có thể hoàn toàn yên tâm rằng gạch ốp sẽ có đầy đủ những mẫu mã và màu sắc để có thể phối hợp và hoàn thiện không gian sống của mình.

Nói chung gạch men được biết đến là gạch ốp xuất hiện từ rất lâu nên đây là loại gạch này có mức giá thực sự phù hợp với đa số điều kiện tài chính của mọi người Việt. Vậy nên anh/chị hoàn toàn không phải bận tâm rằng mức giá của gạch men.

Đặc biệt, gạch men có giá thành phải chăng phù hợp với tài chính của nhiều gia đình Việt.

6.2. Hạn chế của gạch men. 

Vì gạch men trơn bóng, bề mặt gạch trơn nhẵn dễ gây ra tình trạng trơn trượt, đặc biệt nguy hiểm với những gia đình có trẻ nhỏ hiếu động. Một số loại gạch có khả năng chịu va đập thấp, dễ bị nứt nẻ nếu có sự va chạm.

6.3. Ứng dụng của gạch men.

Trong thiết kế nội thất, gạch men là vật liệu trang trí nội thất nhà ở quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Gạch men được ứng dụng để ốp tường, làm vật liệu lát sàn,….

7. Kim loại – vật liệu mới độc lạ dành cho công trình nội thất.

Trong những năm gần đây, vật liệu nội thất từ kim loại như: đồng thau, sắt, thép, nhôm,… đã không còn quá xa lạ trong thiết kế nội thất. Và nó ngày càng thịnh hành hơn nhờ những ưu điểm vượt trội so với gỗ, đá hay gạch men,…

7.1. Ưu điểm của kim loại. 

Kim loại là vật liệu nội thất có độ có khả năng chịu lực tốt; cứng – chịu được tác động cơ học, chịu nhiệt tốt so với các dạng vật liệu trang trí nội thất khác như tre, gỗ.

Kim loại dễ chế tác để tạo nên những hình dáng thẩm mỹ, những chi tiết nhỏ nhưng có đủ độ cứng mà gỗ không đáp ứng được.

Đây được xem là vật liệu nội thất nhà ở góp phần không nhỏ trong việc giúp không gian sống của anh/chị trở nên sinh động và cuốn hút hơn.

Với những anh/chị ưa chuộng lối sống xanh thì lựa chọn vật liệu nội thất bằng kim loại là một lựa chọn đúng đắn. Kim loại có thể tái chế hoàn toàn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực vào môi trường. Điều này góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.

7.2. Hạn chế của vật liệu trang trí nội thất kim loại.

Một số vật liệu kim loại dễ bị oxy hoá bề mặt nếu không được sơn tĩnh điện hoặc bảo quản tốt. Đặc biệt đối với những vùng khí hậu khắc nghiệt thì vật liệu kiến trúc từ kim loại thì tình trạng oxy hóa càng diễn ra nhanh hơn.

Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Hơn nữa kim loại là vật liệu trang trí nội thất có tính dẫn điện, trong một số trường hợp có thể gây nguy hiểm. Đây cũng là vật liệu có tính dẫn nhiệt cao.

7.3. Ứng dụng của vật liệu kim loại.

Trong nội thất nhà ở, kim loại là vật liệu kiến trúc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều không gian, giúp ngôi nhà của anh/chị trở nên sang trọng hơn. Đa phần các vật liệu kim loại sẽ được chế tác tỉ mỉ thành những phụ kiện nội thất xinh xắn, khung cửa hay lan can cầu thang. 

8. Kính – vật liệu không thể thiếu cho công trình nội thất.

Kính là vật liệu nội thất được sử dụng phổ biến. Với những tính năng ưu việt về độ an toàn, tính thẩm mỹ, giá thành hợp lý và đa dạng về chủng loại.

Vật liệu trang trí bằng kính được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nhà ở.

8.1. Ưu điểm của kính trong thiết kế nội thất.

Ưu điểm lớn nhất của vật liệu kính đó chính là khả năng lấy sáng và ngăn được gió, bụi. Giữ cho ngôi nhà của anh/chị luôn được sạch sẽ.

Chất liệu kính còn có khả năng bắt sáng tốt, đưa ánh sáng mềm mại vào ngôi nhà giúp tạo hiệu ứng chiều sâu mạnh mẽ. Giúp cho ngôi nhà trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn. Loại bỏ cảm giác không gian bị tù túng và chật hẹp.

Kính còn là vật liệu trang trí nội thất tăng tính thẩm mỹ cho không gian, tạo nên nhiều hiệu quả thị giác. Hiệu quả chiếu sáng  bao gồm chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo, tiết kiệm kinh phí cho hệ thống chiếu sáng.

Có khả năng cách âm rất tốt, giúp hạn chế được tiếng ồn bên ngoài mang lại sự yên tĩnh, dễ chịu cho không gian bên trong.

Hơn nữa kính còn là vật liệu nội thất có khả năng chịu nhiệt, dễ dàng vệ sinh và lau chùi.

Đa dạng về chủng loại mang lại cho anh/chị nhiều sự lựa chọn từ kính cường lực, kính phản quang, kính bảo ôn, kính cản nhiệt,…

8.2. Hạn chế của chất liệu kính.

Hạn chế lớn nhất của vật liệu nội thất này đó chính là khả năng chịu lực kém kể cả kính cường lực. Khi vỡ chúng sẽ vỡ thành những mảnh sắc nhọn dễ dàng gây nguy hiểm với các thành viên trong gia đình.

Nếu lạm dụng quá nhiều chất liệu kính trong nhà sẽ khiến ngôi nhà dư ánh sáng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý làm việc.  Điều này cũng có tác động tiêu cực đến môi trường.

Bề mặt kính dễ bị bám bẩn, nên muốn giữ cho chúng luôn được sáng bóng thì anh/chị phải thường xuyên vệ sinh và lau chùi.

8.3. Ứng dụng của vật liệu kính. 

Với nhiều tính năng ưu Việt, kính dần trở thành một chất liệu nội thất phổ biến được nhiều gia đình Việt ưa chuộng. Anh/chị có thể sử dụng kính để làm cửa kính, vách ngăn, kính ốp bếp, mái kính,…

9. Vật liệu Nhựa và đặc điểm của nó trong nội thất.

Nhựa là loại vật liệu trang trí nội thất nhà ở có nhiều ứng dụng trong thiết kế nội thất. Như anh/chị đã biết, vật liệu nhựa rất đa dạng về chủng loại. Trong đó nhựa PVC là chất liệu được ưu tiên trong thiết kế nội thất.

9.1. Ưu điểm của vật liệu nhựa trong thiết kế nội thất.

Thân thiện với môi trường, điều này vô cùng dễ hiểu khi nhựa PVC đang dần trở thành vật liệu nội thất mới thay thế cho gỗ tự nhiên. Điều này nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng.

Đây cũng được xem là vật liệu mới trong nội thất được nhiều anh/chị ưa chuộng.

Trong tất cả các loại nhựa thì PVC là chất liệu ít phụ thuộc vào dầu thô và khí thiên nhiên hơn so với các loại polime khác. Điều này có nghĩa là lượng tài nguyên cần sử dụng để sản xuất ra PVC không lớn. Sử dụng PVC tức là đang tiết kiệm tài nguyên hơn các loại nhựa khác.

Nhựa PVC đã có khả năng chống nước, chống oxi hóa, chống mọt,… cực kỳ tốt. Ngoài, PVC còn có thể chịu được các môi trường khắc nghiệt như: môi trường axit, kiềm nhẹ, môi trường có độ ẩm cao.

Hơn thế nữa, nhựa PVC còn có khả năng chịu nhiệt độ cao. Nhờ vậy, người ta dùng PVC thay thế cho các vật liệu khác để làm tivi, kệ trang trí, tủ đồ, kệ bếp,…..

PVC rất đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Chúng có thể được thiết kế hoa văn mà không cần phải điêu khắc, trạm trổ. Với các đặc điểm này, chúng hoàn toàn có thể thay thế các vật liệu tự nhiên trong thiết kế nội thất.

Một ưu điểm vượt trội khác của nhựa PVC đó chính là giá thành phải chăng phù hợp với tài chính của nhiều gia đình Việt.

9.2. Hạn chế của nhựa PVC.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, chất liệu nhựa PVC còn có một số hạn chế như sau:

Chịu lực kém hơn so với các vật liệu tự nhiên, có thể hư hại khi bị va đập.

Một số trường hợp bị cong, vênh sau một thời gian sử dụng làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Sử dụng nhựa PVC mang lại một cảm giác khá cứng nhắc với một số vị trí, các vật dụng nhựa mang lại cảm giác đơn điệu và kém thẩm mỹ.

Hơn nữa nhựa PVC còn có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người người dùng. Giống như gỗ công nghiệp, nhựa PVC có chứa chất formaldehyde- loại chất có thể gây ra các bệnh về tim mạch, ung thư,…

9.3. Ứng dụng của nhựa PVC.

Các tấm nhựa PVC thường được sử dụng làm các vách ngăn hay các tấm ốp tường rất phổ biến.

10. Sử dụng thạch cao trong nội thất.

Từ lâu, thạch cao đã trở thành vật liệu nội thất phổ biến xuất hiện trong nhiều công trình nhà ở của nhiều gia đình Việt. Với những ưu điểm vượt trội thạch cao trở thành một trong những vật liệu nội thất mới được nhiều anh/chị ưa chuộng.

10.1. Ưu điểm của thạch cao. 

Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt.

Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng một thời gian dài. Đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các dự án thiết kế nội thất.

Tấm thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó không hấp thu độ nóng và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như bê-tông, gạch, kính… Do vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa.

Đây cũng là vật liệu nội thất có giá thành phải chăng phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình.

10.2. Hạn chế của thạch cao.

Tấm thạch cao là loại vật liệu kỵ nước. Do vậy, trước khi thi công cần phải kiểm tra toàn bộ mái và hệ thống nước trong nhà, tránh sự rò rỉ của nước xuống hệ thống trần và tường thạch cao.

Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu.

Thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng.

10.3. Ứng dụng của vật liệu thạch cao.

Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường nhà, giúp ngăn cách các phòng chức năng.

Rate this post

Vật liệu nội thất - CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÂN HOÀNG PHÁT