Ốp tường; lát gạch sàn

Ốp tường; lát gạch sàn

Ốp gạch tường:
Ốp tường là việc dùng gạch ốp lên bề mặt tường thẳng đứng để trang trí. Ốp tường thường sử dụng để ốp khu vệ sinh, khu bếp, các khu tường ẩm ướt, trang trí bề mặt,…
Lát / lót gạch sàn:
Là việc lát bề mặt sàn bằng các viên gạch gắn nó với nền nhà bằng xi măng, vữa xây dựng.

Việc ốp và lát gạch này thường được quy định trong hồ sơ thiết kế. Người kiến trúc sư đã biết rõ không gian ốp lát có kích thước ra sao thì sẽ chọn loại gạch phù hợp về mặt kích thước và chất liệu, màu sắc để sử dụng. Công tác chuẩn bị phải được tiến hành cẩn trọng:
Chuẩn bị: Chuẩn bị lớp tô trát tạo phẳng, làm nhám để làm nền cho lớp gạch ốp , lát. Kiểm tra số lượng, chủng loại gạch, kiểm tra dụng cụ thi công,
Với gạch lát mạch cần đền con ke là thanh nhựa chữ thập để đảm bảo các viên gạch được lát đều mạch.
Tính hướng ốp lát bắt đầu từ đâu: Điều này khá quan trọng, tạo ra tính thẩm mỹ, nếu không tính toán có thể xảy ra các khu vực lệch mạch ron gạch hai khu vực giao nhau, lẻ viên gạch tại các vị trí dễ nhìn, mạch gạch không cân xứng với các đồ đạc lắp đặt khác (ví dụ mạch gạch không vào giữa bệ đá rửa tay).
Tính cắt gạch: Pha cắt gạch theo tính toán bước trên và thực tế sử dụng.
Tiến hành ốp , lát: Tạo vữa xi măng trộn nước (gần đây chuyển sáng dùng keo dán gạch) vào mặt sau viên gạch, đặt gạch thẳng, đúng ke chữ thập, theo hàng dây ngang và dọc đã căng, dùng búa cao su gõ để ép để gạch dính chặt, kiểm tra độ phẳng của các viên bằng cách dùng dây căng rồi dùng thước đo hoặc dùng thước phẳng dài đặt lên nhiều viên gạch kiểm tra.
Mạch vữa được trét kín bằng keo trét mạch (keo chà ron) bơm dọc các mạch rồi miết, làm sạch bề mặt.
Xử lý điểm giao nhau giữa mặt sàn (nằm ngang) và mặt tường ốp gạch (thẳng đứng): Nói chung với khu vực sàn có thể ảnh hưởng nhiệt độ dẫn đến co giãn gạch nhiều thì nên để gạch sàn chui dưới gạch tường (thay vì viên gạch sàn đâm ngang viên gạch tường). Ngay cả khu vệ sinh thì nguy cơ giãn nở gạch cũng không cao nhưng lát vậy mỹ quan hơn, chống thấm tốt hơn. (Nên ốp tường trước khi lát sàn để đỡ làm hại mặt sàn nếu lát sàn trước. Nhưng không ốp hết xuống đáy mà để viên dưới cùng của gạch ốp thi công sau khi đã hoàn thành lát sàn. Viên gạch cuối này sẽ được cắt chéo một chút, bởi sàn hơi dốc >> sẽ tạo ra vết giao nhau kín khít và đạt yêu cầu gạch ốp tường nằm trên gạch lát sàn).
Nghiệm thu:
– Nhìn bằng mắt không phát hiện được các lỗi như lệch mạch, không thẳng hàng, màu sắc có sự sai khác, vệ sinh viên gạch tốt.
– Dùng thước dài đặt lên mặt sàn, tường kiểm tra tất cả các khu vực. Mặt các viên gạch phải áp sát mặt thước theo suốt chiều dài thước.
– Mạch đầy vữa, đúng bằng mặt gạch.
– Gõ nhẹ bằng búa nhỏ 100 gam lên mặt gạch, tiếng kêu phải chắc, không có tiếng bộp, rỗng bên dưới viên gạch. Nếu bị rỗng, phải cậy viên lát lên và lát viên khác thay thế.
– Nếu thiết kế có mặt dốc thì dùng thiết bị kiểm tra độ ngang, căng dây rồi đo (đơn giản nhất là cân bằng giọt nước trong ống) hoặc nivo. Nếu thiết kế phẳng thì đặt các viên bi không bị lăn.
Tiêu chuẩn Nhà nước quy định cho công tác Hoàn thiện trong xây dựng TCVN 5674 – 1992.
*******************************
Tư vấn cho quý chủ nhà: Cần kiểm tra các lô SX của gạch vì cùng mã gạch nhưng cũng có thể thuộc hai lô SX khác nhau thì màu sắc và kích thước có thể có sự sai khác. Lô sản xuất luôn được ghi ngoài vỏ giấy carton của từng hộp gạch. Một số mã gạch có yêu cầu lát theo hướng dẫn về chiều hướng theo mũi tên bên dưới viên gạch, cần giám sát thợ thi công đúng chiều.

Lát sàn tại các khu vực có thể bị ướt: Nên chú ý tới độ trơn trượt của vật liệu, nhìn chung quý gia chủ không nên chọn vật liệu quá trơn, dễ trượt ngã rất nguy hiểm với người già, xương giòn dễ gãy. Tại các khu vực có thể bị ướt mà lại có bóng mát thì thêm nguy cơ rêu bề mặt cũng gây dễ gây té ngã.
Chú ý khi lát gạch khu vực ngoài trời như sân thượng, sân nhà: Do nhiệt độ mùa hè buổi trưa rất nóng nên lớp gạch trên dãn nở rất nhiều, vậy cần tính toán để nó có không gian giãn nở bằng cách để các khe giãn rộng 1-2cm phía ngoài, tránh làm kín xung quanh, khi gạch nở ra sẽ bị cản lại, gây căng bề mặt và dẫn đến nổ bề mặt như hình dưới đây. Rất tiếc là nhiều đội thợ hay quên điều đó nên để xảy ra hiện tượng này.
Chú ý thêm là bên trong căn nhà cũng có thể xảy ra hiện tượng vỡ gạch tương tự nhưng thường là nguyên nhân có thể giống đều do dãn nở vì nhiệt (nhiệt độ trọng nhà mùa hè cũng khá cao) và cũng có thể là sự võng kết cấu gây ra hoặc có thể nguyên nhân khác nữa như có ống nước nóng bên dưới, v.v..

Xin mời quý gia chủ xem thêm các chú ý cũng hữu ích khi xây nhà khác tại link bên dưới:

Rate this post

Ốp tường; lát gạch sàn - CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÂN HOÀNG PHÁT