Bê tông nhẹ và các vấn đề liên quan
Theo N-EPS định nghĩa, Bê tông nhẹ là loại bê tông có tỷ trọng <1000kg/m3 và nổi được trên nước. Các loại bê tông tông tỷ trọng >1000kg/m3 là bê tông nặng nên đều sẽ chìm xuống nước. Tức cùng 1 kích thước nhưng bê tông nhẹ khi cầm, khiêng, vác sẽ nhẹ hơn bê tông nặng.
– Bê tông nhẹ hiện nay có 2 loại chính là bê tông nhẹ chưng khí áp (nhẹ nhờ lỗ khí chiếm thể tích) và loại bê tông nhẹ eps (nhẹ nhờ hạt xốp eps chiếm thể tích). Hạt xốp eps (EPS= Expan PolyStyrent) là loại hạt nhựa khi qua nhiệt độ cao kích nở thành hạt xốp tròn có đường kính 2-4mm được sử dụng trong việc trộn bê tông nhẹ eps kèm phụ gia để giúp hạt xốp trộn đều với bê tông sau đó đúc vào khuôn.
ĐỐI VỚI TƯỜNG T10 – BÊ TÔNG NHẸ N-EPS:
1. Tường bê tông nhẹ eps có cần tô không?
Đối với dòng sản phẩm bê tông nhẹ eps hoặc cụ thể là sản phẩm bê tông nhẹ N-EPS thì sản phẩm chúng tôi đã đúc sẵn trong khuôn nên bề mặt tấm sẽ phẳng vì vậy khi thi công tường lắp ghép thì chúng ta không cần phải thực hiện việc tô tường.
2. Tường Bê tông nhẹ eps có đắp chỉ, tô cạnh, cán nền, ốp, lát gạch trang trí được không?
Được. Vì tấm bê tông N-EPS được đúc từ xi măng là thành phần chính nên sẽ liên kết tốt với các chất liệu gốc xi măng, gốc PU. Tuy nhiên, giữa bề mặt cũ và mới để đảm bảo đúng phương pháp, chất lượng và tuổi thọ thì các chủ đầu tư, chủ thầu nên giám sát các bước sau khi thực hiện việc tô, tạo chỉ, dán gạch:
– B1. Tạo nhám bề mặt, tùy diện tích, vị trí làm mà tạo nhám vừa phải (Có thẻ dùng bay, dao, máy cưa tay chém, đục để tạo bề mặt nhám, sần sùi).
– B2. Tưới ẩm bề mặt bê tông bằng nước.
– B3. Lót hồ dầu (Dùng bay xoa hay cọ, rulo…lăn hỗn hợp xi măng khấy lỏng với nước.)
– B4. Tiến hành dùng vữa để tô, đắp phào chỉ hay ốp lát gạch. Đối với cán nền thì thực hiện từ B2 -> B4.
Cũng giống như tường gạch, đục điện nước âm tường thì dùng máy cắt cầm tay (Sử dụng lưỡi cắt gạch) để cắt và đục phần cắt đi. Sau khi lắp đặt đường ống, dây diện, hộp điện đế âm xong thì dùng vữa xi măng trám trít lại. Lưu ý trám trít xong phải dán lưới thủy tinh.
4. Tại sao sử dụng keo foam mà không sử dụng vữa xi măng để gắn tấm? Tuổi thọ có tốt không?
Câu hỏi này khá nhiều bạn thắc mắc và giá keo lại còn cao hơn giá vữa xi măng nữa. Tại sao?
– Thứ nhất, tính chất các tấm bê tông lắp ghép là mối nối rất khít và nhỏ (thường 2-5mm) nên sẽ khác với tường gạch mối nối lớn hơn (1.5cm – 2cm). Vì vậy nên đối với tường bê tông nhẹ thì vữa xi măng không phát huy hiệu quả bằng keo / foam. Hơn thế nữa là tường T10 bê tông nhẹ N-EPS có 4 ngàm âm dương và liên kết chắc chắn nhờ râu sắt nên keo chỉ đóng trò phụ để giữ tường ổn định hơn, điền đầy khe hở, cách âm, chống thấm tốt hơn.
– Thứ hai là vữa xi măng không có tính chất đàn hồi, độ hút nước cao, dòn nên trong trường hợp có rung động, sự co ngót của vật liệu hoặc sự thay đôi thời tiết thì mối nối dễ răng nứt. gây ảnh hưởng về thẩm mỹ. Còn keo / foam thì có tính chất đàn hồi. Nên riêng đối với Bê tông N-EPS thì nên sử dụng keo / foam.
Cụ thể: Foam nên xài loại foam có tính trương nở của các hãng: Soudal, Thuận Thiên Thành. Còn vữa dán gạch có thể tham khảo 1 số sản phẩm của Sika hiện có trên thị trường.
– Thứ ba là keo/ foam có thành phần chống thấm, vữa xi măng thì không. Điều này dẫn đến mối nối xài vữa xi măng có thể bị thấm, riêng tấm bê tông do N-EPS cung cấp thì bản thân tấm do có xốp bên trong nên khả năng thấm xuyên tường là không thể và tấm lại còn có 4 ngàm âm dương nên hầu như chống thấm tường là gần như tuyệt đối.
– Thứ tư là sự tiện lợi, nhanh chóng khi sử dụng keo/ foam vì thợ chỉ việc cầm chai xịt sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc dùng bay trát hồ vữa lại tốn thêm nhân công, thời gian trộn. Thực tế, các mối ghép dọc khi trát vữa dọc, đáy dầm rất khó và hay rớt vữa nên mối ghép sẽ không đảm bảo.
– Cuối cùng là khi liên kết bê tông với cột thép thì vữa xi măng không hiệu quả, bên cạnh đó mặt bằng thi công lại gọn gàng, sạch sẽ hơn. Qua nhiều công trình N-EPS đã cung cấp và hướng dẫn sử dụng keo thì các công trình thợ đều đánh giá cao, dễ tiếp thu, dễ hiểu, cảm thấy hợp lý, an tâm sử dụng.
5. Trình tự hoàn thiện tường bê tông nhẹ ntn?
B1: Gắn tấm bằng keo / foam, chốt các râu sắt liên kết.
B2: Gọt keo sạch sẽ, có thể mài tường nếu lắp chưa đều, chưa phẳng.
B3: Trám trít các mối nối tấm bằng xúc xích ở cả 2 mặt.
B4: Dán lưới thủy tinh loại 5cm-10cm các mối nối ở cả 2 mặt.
Sau đó bả bột, sơn nước hoàn thiện.
6. Tường bê tông nhẹ nếu không bả sơn hay ốp tường mà để thô được không?
Được nhưng về lâu dài tiếp xúc với mưa có axit sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền và dễ bị rêu mốc nếu k dc bảo vệ bằng lớp sơn hoặc lớp nước xi măng.
7. Tường bê tông nhẹ có dán tường, ốp gạch trực tiếp mà không tô được không?
Được vì trước khi dán kiểm tra tường phẳng, sạch là được. Còn ốp tường thì nên sử dụng keo vữa dán gạch. Xem hướng dẫn tại mục 2
8. Tường bê tông nhẹ muốn treo thì dùng tắc kê loại nào? có chắc không và treo được bao nhiêu kg?
Tường bê tông nhẹ có lõi đặc 100% nên khi khoan và treo tắc kê sẽ bám tốt, lực treo tương đương như tường gạch truyền thống. Loại tắc kê sử dụng phù hợp là tắc kê nhựa trắng loại 7 – 8cm đối với tường T10. Phù hợp cho treo mọi loại vật dụng thường nhật như quạt, điều hòa, rèm, lam gỗ…
9. Bê tông nhẹ có thể xây được mấy tầng?
Không giới hạn vì bê tông nhẹ chỉ đóng vai trò làm tường và sàn giả nên chiều cao tâng phụ thuộc chính vào kết cấu khung chịu lực.
ĐỐI VỚI SÀN T8 – BÊ TÔNG NHẸ N-EPS
1. Tấm sàn T8 đúc sẵn có mấy lớp thép? trọng lượng ntn?
Tấm T8 có 2 lớp thép hàn D3. Trọng lượng 1 tấm khi cân lên là 90kg ( Dung sai +- 5Kg), diện tích 1 tấm là 1.4884m2, trọng lượng trung bình trên 1m2 là 70kg.
2. Khoảng cách chia xà gồ chịu lực cho tấm là bao nhiêu hợp lý?
Tấm có chiều dài 2.44m nên chia xà gồ chịu lực làm 4 khoảng tức 2.44/4=0.61m. Vì vậy, chia khoảng cách tính từ tim xà gồ là 610mm. Loại sắt sử dụng tối thiểu là sắt hộp 5×10 dày 1,8mm (Tức sắt lớn hơn thì sàn càng khỏe). Các tấm nên được lắp so le để sàn đạt chất lượng tốt nhất.
3. Khung dầm kết cấu sử dụng thép hay BTCT?
Thông thường, đối với các công trình sử dụng có thời hạn, nâng cấp tầng, cải tạo, sửa chữa hay nền đất yếu thì nên chọn kết cấu thép.
Công trình cần yêu cầu cao về độ ổn định, chắc chắn và tuổi thọ lâu dài thì nên chọn kết cấu BTCT.
4. Cường độ nén của tấm là bao nhiêu? sàn chịu tải được bao nhiêu kg?
Tấm sàn T8 khi test cường độ nén có kết quả trung bình là 3Mpa (tương đương 30kg/cm2) đã đạt yêu cầu theo TCVN 9029:2017 Về Bê tông nhẹ và sàn chịu tải được bao kg là phụ thuộc vào kết cấu khung nhà. Kết cấu khung ntn thì sẽ tùy thuộc vào kỹ sư, thầu tính toán
Có và đã rất nhiều công trình đã ứng dụng làm sàn và đạt hiệu quả tích cực. Lý do là vì tấm sàn đúc sẵn có hạt xốp lẫn đều bên trong nên nước thấm qua sàn sẽ bị cản bởi hạt xốp eps nên chúng ta yên tâm khả năng chống thấm của tấm. Còn các mối ghép khi lắp ghép sẽ phải sử dụng keo / foam, trám xử lý mối nối bằng xúc xích và chống thấm gốc xi măng toàn bộ bề mặt. Sau đó cán nền, tạo gốc có phủ lưới thủy tinh rồi cuối cùng là chống thấm bề mặt trên cùng.
Như vậy, sàn đã được xử lý mối nối từ bên trong, chống thấm lớp trong rồi cán nền phủ lưới chống nứt, cuối cùng là chống thấm toàn bộ bề mặt trên cùng nên như vậy sẽ đảm bảo tuổi thọ chống thấm và chống nứt sàn do đã có lưới thủy tinh phụ trợ.
Đối với sàn bê tông nhẹ thì vị trí trụ phải được khoét sàn, hàn râu, bu lông, trụ nối với kết cấu dầm, đà rồi sau đó trộn bê tông đổ vào vị trí vừa khoét (Cách đổ bê tông xem lại mục 2)
Nhược điểm của vữa xi măng khi cán nền là bề mặt sau 1 thời gian sử dụng nếu không có biện pháp chống nứt thì chắc chắn bề mặt sẽ bị nứt chân chim hay nứt lớn do ảnh thưởng bởi thời tiết hay sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu. Chính vì nứt sàn sẽ gây ra thấm và loang hỏng sơn.
Để giải quyết vấn đề khi cán nền tránh bị nứt thì bề mặt bê tông phải được phủ lớp lưới thủy tinh / lưới mắt cáo ở mặt trên khi cán nền, tạo dốc để chống nứt và hiện tượng thấm sàn.