Máy phát điện gia đình
Hiện nay nhiêu gia đình đã trang bị máy phát điện gia đình để phòng khi mất điện sẽ đem ra sử dụng. Đa số là các máy phát điện 1 pha nhưng cũng có thể là các máy phát 3 pha nếu gia chủ có yêu cầu.
Máy phát điện đáng lẽ được trình bày trong phần điện nhưng do tính chất gần giống thang máy là các thiết bị lựa chọn thêm, có các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến kỹ thuật động cơ, an toàn,… nên được trình bày cùng thang máy gia đình.
Một số nội dung cần chú ý khi sử dụng máy phát điện:
– Chủng loại: Máy phát điện gia đình thường là một tổng thể thống nhất động cơ xăng / dầu gắn với máy phát, tuy nhiên cũng có loại bán rời từng phần gồm động cơ, thường là diesel + đầu phát,… Hiện có nhiều chủng loại máy nhập khẩu từ các nước phát triển và cả SX lắp ráp trong nước.
– Chọn công suất: Dựa trên tổng công suất tiêu dùng. Thường quy môt gia đình thì quy mô 3-5kW là đủ cho các sinh hoạt hàng ngày như ánh sáng, cắm quạt, tủ lạnh, TV, máy tính,..(hạn chế máy lạnh, là ủi quần áo,…), nếu chạy cả máy lạnh, thang máy thì phải tính toán chi tiết công suất tổng thể rồi lựa chọn công suất máy phát điện.
– Nguồn đấu nối: Cần bố trí nguồn đấu nối tại vị trí dự kiến đặt máy phát điện đến trục cấp điện chính cho toàn nhà. Thường tại vị trí đấu nối sẽ dùng cầu dao đảo chiều, gạt về 1 bên thì lấy nguồn điện máy phát, gạt sang bên kia thì lấy nguồn điện lưới.
– Vị trí đặt máy phát: Máy phát sẽ phát sinh tiếng ồn và khí thải, thường máy phát được đặt nơi thoáng khí trên sân thượng,… Nếu đặt tại tầng hầm hay các vị trí khác thì cần có đường ống thoát khí xả của động cơ.
– Thiết bị chống quá tải: Thường máy phát đã đi kèm các thiết bị bảo vệ máy, chống quá tải khi sử dụng.
– Luôn chọn đúng loại nhiên liệu: Mỗi máy dùng loại nhiên liệu riêng, luôn chú ý sử dụng đúng nhiên liệu cho máy.
– Bảo dưỡng, bảo trì: Thường xuyên kiểm tra mức nhớt, nước làm mát, độ căng dây đai quạt gió. Kiểm tra bảo dưỡng máy thường xuyên theo quy định của nhà sản xuất.