Gỗ công nghiệp Veneer gỗ sồi có màu vàng nhạt nhẹ nhàng, bề mặt nhẵn mịn, mang hơi hướng Scandinavian hiện đại. Được sử dụng phổ biến để sản xuất các đồ dùng nội thất với giá thành phải chăng. Vậy gỗ ghép phủ Veneer sồi là gì? Veneer gỗ sồi có tốt không?
Gỗ Veneer gỗ sồi là gì?
Gỗ Veneer sồi là những tấm Veneer được lạng mỏng từ gỗ sồi tự nhiên. Tấm Veneer này được dùng làm tấm phủ bề mặt cho các loại cốt gỗ công nghiệp bằng công nghệ ép hiện đại.
Các loại cốt gỗ thường dùng là: MDF, HDF, gỗ ván dăm, gỗ ghép, gỗ dán… tạo thành tấm gỗ công nghiệp Veneer gỗ sồi. Đây là vật liệu được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất gia đình, nhà hàng, khách sạn… Định nghĩa chính xác về gỗ Veneer bạn có thể xem tại đây:
Về màu sắc, đường vân
Veneer gỗ sồi sẽ mang màu sắc của gỗ sồi trong tự nhiên, thường là màu trắng nhạt, nâu đỏ hồng. Dễ dàng phân biệt với Veneer óc chó, Veneer xoan đào. Gồm có 2 loại:
- Gỗ sồi đỏ (Red Oak): Tấm Veneer được lạng ra có màu trắng đến nâu nhạt. Những tấm Veneer trong tâm sẽ có màu nâu đỏ hồng. Về đường vân, tấm Veneer có nhiều vân nhỏ màu sậm đứt quãng chạy dọc theo vân gỗ (giống như hạt mưa rơi).
- Gỗ sồi trắng (White Oak): Tấm Veneer được lạng từ gỗ sồi có màu trắng nhạt. Tấm Veneer gỗ sồi trắng ở trọng tâm có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm. Đường vân gỗ thẳng, hơi cong nhẹ khá mềm mại. Mặt gỗ tự trung bình đến thô với các đường tia gỗ dài hơn loại sồi Đỏ. Vì thế, các loại Veneer từ sồi trắng được ưa chuộng hơn.
Tấm gỗ Veneer gỗ sồi có tốt không?
Trong tự nhiên, gỗ sồi là loại gỗ cứng, phát triển ở các nước có khí hậu ôn đới. Đây là vật liệu phổ biến trong xây dựng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng ngày càng cao, giá thành đắt. Nên để đáp ứng đủ nguyên liệu trong thi công, gỗ sồi cũng được lạng mỏng (là những tấm Veneer). Sau đó đem dán lên cốt gỗ công nghiệp. Vật liệu có những ưu – nhược điểm:
Ưu điểm
Gỗ có trọng lượng nhẹ, màu sắc, đường vân bắt mắt, ổn định. Bề mặt gỗ mịn, thớ đẹp. Vì thế được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ dùng nội thất với giá thành hợp lý, bền đẹp.
Gỗ Veneer gỗ sồi trắng có khả năng chống sâu mọt tốt nhờ có hàm lượng tannin. Chất này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngoài ra, Veneer sồi trắng có cấu trúc dạng đóng chai nên độ chống thấm tốt, độ cứng cao. Không bị co ngót khi sử dụng trong một thời gian dài.
Veneer gỗ sồi không bị phai màu.
Veneer sồi đỏ cứng, độ chịu nén cao, nặng. Tấm gỗ dễ dàng uốn cong bằng hơi nước để tạo nên những sản phẩm nội thất đa dạng, phong phú.
Ngoài màu sắc tự nhiên của gỗ, Veneer gỗ sồi có thể sơn màu, đánh bóng. Tạo thành những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
Vật liệu thân thiện với môi trường.
Veneer sồi có giá thành phù hợp chỉ bằng ⅓ gỗ tự nhiên. Kết hợp được với các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau. Giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn sở hữu nội thất bền đẹp.
Nhược điểm
Nhược điểm của gỗ Veneer sồi chính là khả năng chống thấm nước kém hơn so với sồi tự nhiên. Do được lạng thành những tấm rất mỏng, chỉ từ 1rem – 3ly.
Veneer từ gỗ sồi cũng dễ bị nứt, rạn trong trường hợp va đập mạnh. Không phù hợp làm nội thất ngoài trời, trong nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc lan can, ban công…
Khả năng chịu nhiệt của Veneer sồi kém hơn tấm compact.
Ngoài ra, do phần cốt gỗ bên trong là gỗ công nghiệp nên sẽ có thêm một số ưu – nhược điểm của từng loại cốt gỗ.
Thi công nội thất gỗ Veneer sồi
Veneer gỗ sồi là vật liệu tốt và thân thiện với con người. Các ứng dụng thực tế như:
Sử dụng Veneer gỗ sồi ốp tường, làm kệ tivi
Veneer gỗ sồi thi công tủ bếp, bàn ăn
Thi công nội thất phòng ngủ bằng Veneer gỗ sồi
Bàn ăn bằng Veneer sồi
Nội thất phòng ngủ gỗ Veneer gỗ sồi đỏ
Chất lượng của tấm gỗ phụ thuộc vào kích thước của ván lạng và kỹ thuật, công nghệ dán Veneer lên bề mặt cốt gỗ. Nếu quy trình sản xuất kém chất lượng, Veneer dễ dàng bị bong tróc, vỡ vụn hoặc dễ lộ phần cốt bên trong.